Mũ Kukje là một trong những dòng mũ bảo hộ được nhiều anh em kỹ sư tin dùng tại công trường. Thế nhưng, bạn có dám chắc mình đã sử dụng mũ đúng cách, để bảo vệ đầu một cách an toàn nhất chưa? Nếu vẫn chưa tự tin về điều này thì hãy note nhanh những chia sẻ hữu ích về mũ bảo hộ lao động dưới đây.
Mũ bảo hộ được làm từ chất liệu gì?
Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng cũng như độ bền của mũ bảo hộ đó là chất liệu.
Nhựa ABS
Nhựa ABS là chất liệu cao cấp nhất được sử dụng để chế tạo mũ bảo hộ lao động. Chất liệu này được cấu tạo từ Acrylonnitrile, Butadiene và Styrene. Chính vì thế, ABS hội tủ đủ tất cả những ưu điểm từ 3 đơn phân tử mang lại, bao gồm:
- Tính cứng, tính bền với nhiệt độ và hóa chất của Acrylonitrile.
- Tính dễ gia công và bền chắc từ Styrene.
- Tính dẻo dai, chịu va đập từ Butadiene.
Bên cạnh đó, nhựa ABS còn có khả năng chống thấm nước tốt, không độc hại, không mùi và tính chất cách điện ưu việt. Đó chính là lý do các thương hiệu hàng đầu thế giới thường sử dụng nhựa ABS nguyên sinh, để sản xuất mũ bảo hộ.
Chất liệu nhựa HDPE
HDPE là vật liệu khá quen thuộc, chúng thường được dùng để sản xuất túi ni lông và vật dụng bằng nhựa. Dù không cao cấp bằng nhựa ABS nhưng HDPE vẫn được đánh giá cao nhờ những đặc tính ưu việt như:
- Ít bị tác động dưới ngoại lực và chống phá khi tiếp xúc với các dung dịch dạng lỏng như axit đậm đặc, kiềm, muối, mưa axit…
- Chịu nhiệt và chống lửa tốt, chỉ bắt cháy ở nhiệt độ 327 độ C.
Nhựa tái chế
Sau khi đã qua sử dụng, nhựa được thu gom về phân loại và tái chế theo quy trình riêng, để sản xuất nhựa tái chế. Nhựa tái chế không có tính chịu nhiệt, chống chịu va đập cũng như độ bền tốt như nhựa ABS hay nhựa HDPE. Vì thế, mũ bảo hộ làm từ nhựa tái chế thường có giá thành rẻ hơn.
Mũ Kukje và những lưu ý khi sử dụng
Đặc điểm nổi bật của mũ Kukje
Mũ bảo hộ Kukje đến từ Hàn Quốc là dòng mũ cao cấp được sản xuất từ nhựa ABS nguyên sinh, giúp bảo vệ an toàn tối đa cho người dùng. Đây là mũ bảo hộ dạng II, nhằm giảm lực tác động bên do một cú đánh lệch tâm, từ bên hông hoặc chệch đỉnh đầu.
Ngoài ra, nón có lót xốp chống nóng, cách điện, núm vặn điều chỉnh kích thước khung nón, mang đến sự vừa vặn cho người lao động khi đội đầu.
Lưu ý khi sử dụng mũ bảo hộ Kukje
Không đội mũ quá chật
Việc điều chỉnh kích thước mũ, để đảm bảo mũ không bị văng khỏi đầu khi làm việc trên cao hay trong điều kiện gió to là rất cần thiết. Thế nhưng, khi bạn điều chỉnh mũ quá chật, ôm sát da đầu lại sẽ tạo cảm giác bức bối, khó chịu. Và hơn nữa là tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra một số bệnh về da nguy hiểm.
Vì thế, hãy chắc chắn bạn cảm thấy thoải mái nhất khi mang mũ trên đầu và đừng quên tháo mũ khi được giải lao, để tạo độ khô thoáng cho da đầu.
Giữ gìn mũ luôn sạch sẽ
Sau mỗi ngày làm việc, hãy vệ sinh bên ngoài và bên trong mũ bằng một chiếc khăn mềm, để loại bỏ bụi bẩn. Với quai mũ, chú ý lau sạch sẽ và làm khô khi có dấu hiệu ẩm ướt.
Không dùng chung mũ bảo hộ
Mỗi người sẽ có loại da khác nhau. Nếu bạn sử dụng mũ chung với đồng nghiệp, khả năng cao bạn sẽ bị vi khuẩn tấn công lên da đầu, gây ra các bệnh về da đầu. Vậy nên, hãy nhớ mũ của ai thì người đó dùng nhé!
Có nên thay thế nón bảo hộ bằng nón bảo hiểm thông thường?
Có không ít người sử dụng nón bảo hộ để thay thế cho nón bảo hiểm và ngược lại. Thế nhưng, liệu cách sử dụng đó có đúng không, đầu của bạn có được bảo vệ tối ưu khi hoán đổi 2 loại mũ này cho nhau.
Có chung tên gọi là mũ bảo vệ với công năng chính là đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhưng mũ bảo hộ và mũ bảo hiểm lại hoàn toàn khác nhau về mặt cấu tạo.
Mũ bảo hộ lao động được thiết kế nhằm mục đích có thể chịu được lực ở mức tối đa nhất, nhằm mục đích bảo vệ bộ phận đầu của người lao động tránh gặp phải những vật nặng từ trên rơi xuống. Vì thế, nếu chẳng may người tham gia giao thông bị tai nạn ngã dập đầu xuống đất khi đang đội mũ bảo hộ thì loại mũ này không thể bảo vệ được đầu của bạn.
Bên cạnh đó, nón bảo hộ thường được thiết kế có trọng lượng vừa phải, cộng thêm khoảng trống giữa vỏ nón và khung nón, giúp không khí lưu thông, tạo cảm thoải mái, không bí bách khi người lao động phải đội liên tục suốt nhiều giờ.
Còn mũ bảo hiểm lại được chế tạo để chịu được lực mạnh nhất theo phương nằm ngang chứ không hề có tác dụng chống được mọi vật theo phương dọc. Vì vậy, nón bảo hiểm sẽ không thể đảm bảo khả năng bảo vệ nếu có vật rơi thẳng xuống theo phương thẳng đứng.
Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích về mũ bảo hộ lao động nói chung cũng như mũ Kukje. Để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về thiết bị bảo hộ lao động, hãy truy cập website Bảo hộ tốt ngay hôm nay.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.